Góc trẻ em

Phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ

Khi trưởng thành, hãy nghĩ về khoảng thời gian mà đối tác không quan tâm đến cảm xúc của bạn, hoặc có thể họ thậm chí không nhận thấy rằng bạn đang cảm thấy bất cứ điều gì khác thường khi bắt đầu. Bây giờ, hãy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thất vọng, lo lắng hoặc cáu kỉnh nhưng bạn không biết tại sao hoặc cách khắc phục nó. Thế còn khi bạn của bạn có vẻ thất vọng về điều gì đó, khẳng định rằng họ ổn, nhưng bạn có thể nói rằng điều gì đó chắc chắn đã xảy ra? Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng xác định, đánh giá, kiểm soát và thể hiện cảm xúc. Nó cũng liên quan đến khả năng nhận biết và phản ứng hiệu quả với các trạng thái cảm xúc của người khác. 

Trò chơi bảng kỹ năng xã hội

Khả năng đọc cảm xúc và xác định nguyên nhân của những cảm xúc đó là một kỹ năng sống quan trọng có thể có tác động to lớn đến sức khỏe cá nhân của chúng ta, các tương tác xã hội và các mối quan hệ có ý nghĩa của chúng ta. Nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc là một yếu tố dự báo thành công trong cuộc sống nhiều hơn chỉ số IQ cao, và nếu bạn nghĩ về nó, điều đó rất có ý nghĩa. Trong cả tình huống cá nhân và nghề nghiệp, hãy tưởng tượng những lợi ích của việc có thể biết được khi nào điều gì đó bạn đã nói hoặc làm khiến người khác vui, tức giận, khó chịu, giải trí, bực bội hoặc không thoải mái. Bây giờ hãy tưởng tượng nếu bạn không thể đọc những tín hiệu xã hội đó và nếu bạn không thể biết người khác cảm thấy thế nào. Làm thế quái nào mà bạn có thể xây dựng các mối quan hệ, giao tiếp, hoặc chắc chắn liệu lời nói hoặc hành động của bạn có tác động dự kiến ​​hay không? Làm thế nào bạn có thể phát triển khi trưởng thành mà không có khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc của chính mình?

 Phát triển trí tuệ cảm xúc trẻ em

Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều đã có năng lực về trí tuệ cảm xúc nhưng khả năng đặc biệt này phát triển như thế nào còn tùy thuộc vào những mối quan hệ của chúng ta nữa, và được các nhà tâm lý học xác định bởi năm dạng tổng quát sau đây:

  • Nhận biết cảm xúc: Đây là khả năng nhận biết xúc cảm trong bản thân mỗi người, đó có thể là vui, buồn, thất vọng, giận giữ, ghê tởm hay chán nản…

Cha mẹ có thể giúp trẻ như thế nào? Nói chuyện một cách cởi mở và lắng nghe suy nghĩ của trẻ một cách chân thành sẽ giúp trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc thật của chúng.

  • Kiểm soát cảm xúc: Trong đó bao gồm cả khả năng kiềm chế cảm xúc, để có thể ứng xử theo những cách thích hợp và để tự động viên mình sau khi gặp phải một thất bại lớn nào đó hoặc đơn giản chỉ để kiểm soát cơn giận dữ.

Cha mẹ có thể giúp trẻ như thế nào? Đối với trẻ mới tập đi cần được dạy cách tự trấn an cảm xúc khi lo lắng hoặc giận dữ, vì vậy cha mẹ cần xây dựng một nền tảng cảm xúc cân bằng cho trẻ. Trẻ nhỏ cũng cần biết về gía trị và ý nghĩa của cảm xúc vì sự tương quan giữa niềm vui và nỗi buồn sẽ cho chúng ta biết cuộc đời của trẻ hạnh phúc như thế nào.

  • Tự tạo động lực: Khai thác những cảm xúc tích cực để thúc đẩy bản thân bằng sự tập trung, xác định mục đích và vươn tới những mục tiêu cá nhân.

Cha mẹ có thể giúp trẻ như thế nào? Dạy trẻ tiền học đường sử dụng năng lượng theo hướng tích cực và ban thưởng một cách thích hợp nhằm giúp chúng phát triển ý thức kỷ luật.

  • Thông cảm: Khái niệm này bao hàm cả sự thấu hiểu những cảm xúc của người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và nét mặt. Thậm chí, trẻ nhỏ cũng có thể làm được điều này ở một mức độ nào đó. Chúng ta không nhất thiết phải đồng ý hoàn toàn với những suy nghĩ của người khác, mà chỉ cần biết cách chấp nhận cảm xúc của họ mà thôi.

Cha mẹ có thể giúp trẻ như thế nào? Đó là một đáp ứng mang tính chia sẻ đối với thế giới nội tâm, tinh thần hứng khởi, có khi là thất vọng hoặc sợ hãi của trẻ nhằm nuôi dưỡng một mối quan hệ tin cậy và giúp chúng đáp ứng nhạy bén hơn với mọi tình huống trong cuộc sống.

  • Kiểm soát các mối quan hệ: Những người có kỹ năng điều khiển cảm xúc của mình thường được nhiều người quý mến bởi họ tạo được sự thỏa mái trong các mối quan hệ. Họ dễ dàng hình thành nên những mối quan hệ với người khác và luôn biết cách đối phó với những tình huống khó khăn.

Các yếu tố giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc

• Thận trọng trong ứng xử. không vội vàng phán xét trước khi biết tất cả mọi việc. Nhận xét các vấn đề theo nhiều mặt.Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để cởi mở hơn và chấp nhận các quan điểm và nhu cầu của họ.

• Có khả năng quan sát và nhận định. Khiêm tốn là một phẩm chất tuyệt vời, điều đó không có nghĩa là nhút nhát hay thiếu tự tin. Khiêm tốn là biết rõ những gì đã làm, và tự tin về nó. Đừng tìm kiếm sự tán dương cho bản thân.

Tự đánh giá bản thân. Nhận biết những điểm yếu của bản thân. Sẵn sàng chấp nhận sự bất toàn và cố gắng để trở nên tốt hơn. Can đảm  nhìn vào chính mình một cách trung thực.

• Biết kìm chế. Ta có khó chịu mỗi khi có sự chậm trễ hoặc điều gì đó không diễn ra theo cách mình muốn? Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn là một giá trị trong cuộc sống.

• Biết Chịu trách nhiệm. Nếu ta làm tổn thương ai đó, hãy xin lỗi trực tiếp – đừng lảng tránh. Người ta thường sẵn sàng tha thứ cho ai thật sự muốn sửa chữa lỗi lầm.

• Suy xét chín chắn. Nếu quyết định có ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào? Ta có muốn cảm thấy như vậy? Nếu buộc phải làm thế, ta sẽ làm thế nào để giúp họ đương đầu với những ảnh hưởng đó?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *